Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam-Thích Hạnh Tuệ Và các Tác giả

Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam-Thích Hạnh Tuệ Và các Tác giả
Ngày đăng: 12/03/2022 Lượt xem: 866
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM - THÍCH HẠNH TUỆ VÀ CÁC TÁC GIẢ

ĐẠO TRÀNG MINH TRẦN

 

 

ĐẠO TRÀNG MINH TRẦN

 

 

ĐẠO TRÀNG MINH TRẦN

 

 

LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM ( Giáo trình dành cho đại học, cao đẳng Phật giáo...)
Lịch sử hơn 2000 năm Phật giáo Việt Nam luôn gắn bó đồng hành cùng dân tộc. Lịch sử Phật giáo là một phần quan trọng của lịch sử dân tộc Việt Nam. Phật giáo đã hòa quyện với văn hóa dân tộc, góp phần bảo vệ văn hóa Việt Nam trước các cuộc xâm lăng đồng hóa văn hóa từ Phương Bắc. Phật giáo trở thành thành tố văn hóa của dân tộc. " Trong giai đoạn Lý - Trần, Phật giáo đã góp phần định hình quốc giá dân tộc, định đô Thăng Long và đóng góp quan trọng vào bang giao quốc tế của các triều đại Việt Nam trong lịch sử". Sự ra đời của Phật giáo Trúc Lâm do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập, có thể nói là sự thống nhất các hệ phái đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Từ đầu thé kỷ XX nhất là trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Phật giáo Việt Nam đã đóng góp to lớn, cùng dân tộc làm nên chiến thắng vĩ đại trong lịch sử đấu tranh giải phóng giành độc lập của dân tộc. Sau ngày 30 -4- 1975, hòa bình lập lại, đất nước thống nhất, giang sơn nối liền một dải, Bắc Nam sum họp một nhà. Phật giáo Việt Nam cũng theo sự phát triển của đất nước, tiến tới thống nhất. Năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã thống nhất các tổ chức giáo hội, hệ phái, trở thành tổ chức duy nhất đại diện cho Phật giáo Việt Nam. Từ đó đến nay Phật giáo Việt Nam ngày càng phát triển và thiết thực đóng góp vào sự phát triển của đất nước với phương châm: " Đạo pháp - dân tộc - chủ nghĩa xã hội". 
Từ trước đến nay ở Việt Nam đã có một số bộ lịch sử Phật giáo tuy nhiên vẫn chưa có một cuốn lược sử, ngắn gọn, dành cho việc đào tạo tại các cơ sở giáo dục Phật giáo một cách đại cương. Nhằm mục đích đó, cuốn sách đã chia lịch sử Phật giáo Việt Nam thành những giai đoạn lớn, gắn với lịch sử dân tộc. Cụ thể như sau:
Chương 1: Những vấn đề khái niệm chung và cội nguồn Phật giáo Việt Nam 
Chương 2: Phật giáo Việt Nam từ du nhập đến thế kỷ X 
Chương 3: Phật giáo Việt Nam từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV
Chương 4: Phật giáo Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX
Chương 5: Phật giáo Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 
Chương 6: Phật giáo Việt Nam từ sau năm 1945 đến nay 
Kết luận: Vị thế của Phật giáo Việt Nam trong lòng dân tộc.

0975384933/0792340480

 

Các bài viết khác

Bài viết mới
VU LAN THIÊNG LIÊNG
THƯ MỜI: DỰ LỄ VU LAN BÁO HIẾU
Học bổng khuyến học MInh Trần
Giảng dạy tại Trường Trung Cấp Phật học Tiền Giang
Giảng dạy tại Trường Trung Cấp Phật học Bình Dương
Đi tới facebook
Đi tới google
Đi tới twitter
Đi tới youtobe